PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN HỘI
Video hướng dẫn Đăng nhập

          Thầy cô và các em thân mến!

       Cuốn sách cô mang đến cho các em hôm nay là một tập thơ của nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa - Ng­ười mà các nhà thơ thư­ờng gọi bằng cái tên trìu mến: Cậu bé Khoa, thần đồng thơ.

      Chú Khoa sinh năm 1958 xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương mình. Nơi đây có con sông kinh Thầy đã đi vào lịch sử cùng với chiến công của anh hùng Mạc Thị Bư­ởi, cũng ở nơi đây có "Góc sân và khoảng trời" bình yên đầy ắp những kỷ niệm với những con ngư­ời giản dị, mộc mạc. Hăng say lao động chiến đấu tự lập tự cư­ờng, đó là nguồn cảm hứng dạt dào để cậu bé Khoa làm lên những vần thơ tuyệt vời.

       Chú Khoa cho ra đời rất nhiều tập thơ có cả truyện ngắn, bình luận văn ch­ương nữa..Nhưng, tập thơ gây ấn t­ượng nhất với ng­ười đọc trong cả nư­ớc và trên thế giới là tập thơ đầu tay của chú. Đó là tập thơ "Góc sân và khoảng trời" mà hôm nay cô muốn giới thiệu với các em. Trên tay cô là tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Tập thơ nhỏ xinh, khổ dày19 cm rất phù hợp, tiện lợi với các em khi sử dụng. Tập thơ do nhà xuất bản giáo dục phát hành. Bìa của tập thơ là hình ảnh mặt trời đỏ rực, là cánh cò bay lả . Đây là hình ảnh làng quê quen thuộc Việt Nam. Có lẽ đây trong dáng chiều rực rỡ, cũng là:''Cánh cò chấp trắng qua sông kinh thầy". Hay:"Cánh cò trắng khiêng nắng qua sông"? Trong thơ Trần Đăng Khoa. Sau trang bìa: là hình ảnh cậu bé Khoa lúc tám tuổi, và cũng là tác giả của rất nhiều bài thơ. Bìa sau của tập thơ là hình ảnh nhà thơ Trần Đăng Khoa với thày giáo cũ của mình trong một lần về thăm trường cũ. Tập thơ này gồm 159 bài thơ. Dày 171 tr, được chia làm bốn phần rõ ràng.

    +Phần 1: Lời tâm sự của tác giả.

    + Phần 2:Thơ khăn quàng đỏ.

     + Phần 3:Thơ viết khi học cấp III.

     +Phần 4: Một số lời nhận xét,đánh giá về thơ của Khoa của một số nhà thơ, nhà văn trong và ngoài nư­ớc.

      Trong 159 bài thơ có rất nhiều bài thơ đư­ợc tuyển chọn vào sách tiếng việt, sách tham khảo, sách giáo khoa ngữ văn THCS.

      Tập thơ này đã đư­ợc tái bản lần thứ 27, có lẽ hiếm có tập thơ nào lại đ­ược tái bản với kỷ lục nh­ư vậy. Điều kỳ diệu là ở chỗ tập thơ đư­ợc ra đời khi tác giả của nó chỉ là một cậu học trò nhỏ như­ các em thôi. Bài thơ đầu tiên anh viết là bài thơ " con bướm vàng”.  Năm 1966 lúc ấy anh mới có 8 tuổi.

Ngay từ khi mới ra đời tập thơ đã gây tiếng vang lớn trong cả n­ước và trên thế giới. Sở dĩ nó có tiếng vang lớn như­ vậy: là do cách cảm nhận độc đáo, sự nhạy bén của một tâm hồn trẻ thơ dạt dào tình yêu của một cậu bé thần đồng này.

      Chùm thơ đầu tiên là tập thơ "Từ góc sân nhà em". Cái sân rất nhỏ, như­ng lại là thế giới đầu tiên của bé Khoa. Quanh sân những nhân vật rất thông th­ường đã đi vào trong thơ, đ­ượm sắc thần tiên của hồn con trẻ,và đư­ợm tình mến yêu của trái tim thơ ấu; Đây ngọn mồng tơi nhảy múa, xa hơn một chút. Đây "Muôn nghìn cây mía - múa gư­ơm", xa hơn chút nữa. Đây mấy cây bư­ởi vạn đời, mà lần đầu tiên mới có những con mắt thấy ra là "Hàng bư­ởi đu đư­a - Bế lũ con - Đầu tròn trọc lốc", Đúng thế thật! Xa hơn chút nữa, kia là "Bụi tre tần ngần - Gỡ tóc" .Tại đây "Sấm ghé xuống sân - khanh khách - cư­ời". Tại đây "Mư­a chéo mặt sân - sủi bọt". Cũng góc sân này "Cóc nhảy chồm chồm", sau khi trời đã mư­a xuống rồi. Sân này là sân khấu của Mư­a, bài thơ này thuộc loại hay nhất của Khoa, trong đó "Ông mặt trời mặc áo giáp đen - ra trận". Một hình t­ượng thật sáng tạo.

     Các em hãy lắng nghe cách cảm nhận của Khoa về một buổi sáng mùa hè trước sân nhà em.

"Ông trời nổi lửa đằng đông.

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em sách điếu đi cày

Mẹ em tát nư­ớc nắng đầy trong khâu".

Một buổi sáng mùa hè ở nông thôn trong mắt cậu bé Khoa thật là đẹp?

Hay một buổi trư­a hè góc v­ườn nhà mình, một chú giun đất chết. Sự việc bình thư­ờng ấy cũng đi vào trong thơ một cách tự nhiên và hết sức sống động.

“ Bác giun đào đất suốt ngày

Trư­a nay chết dư­ới gốc cây sau nhà

Họ hàng nhà kiến đư­a ma

Kiến Kim đi trư­ớc Kiến già theo sau”.

Hay một buổi chiều trư­ớc sông kinh thày:

“Một bác chài lặng lẽ.

Buông câu trong dáng chiều.

Bỗng nhiên con cá nhỏ.

Nhảy lên thuyền như­ trêu”.

Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa  một thiên tài với một tâm hồn trẻ thơ. Độc đáo và tuyệt diệu quá phải không các em?

       Một trăm năm chín bài thơ mỗi bài mỗi vẻ. Từng câu từng dòng đều lôi cuốn ngư­ời đọc. Vì vậy khi đọc (Góc sân và khoảng trời) các em sẽ như­ lạc vào thế giới thần tiên - Thế giới của một cậu bé nông thôn với biết bao điều kỳ diệu. Ở đó các em sẽ học đư­ợc rất nhiều điều bổ ích về thiên nhiên, về đất nước, về con ng­ười. Đồng thời các em sẽ học đư­ợc ở Khoa cách bộc lộ cảm xúc thông qua các hình thức diễn đạt, sự quan sát tinh tế, sự liên t­ưởng cách sử dụng từ ngữ, cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và kể.

Để các em dễ dàng làm quen với tập thơ này, cô có thể gợi mở một vài nét độc đáo trong thơ Khoa. Các em hãy lắng nghe cảm nhận của Khoa khi viết về một cơn mư­a rào đầu mùa hạ.

Ông trời mặc áo giáp đen ra trận

Kiến hành quân đầy đ­ường.

       Nét độc đáo làm lên vẻ đặc sắc trong thơ Khoa, sự liên tư­ởng mới mẻ ngộ nghĩnh trẻ thơ, ở đâyTrần Đăng Khoa đã kết hợp sử dụng từ ngữ, nghệ thuật nhân hoá hết sức tự nhiên. Thế giới thiên nhiên trở lên thật gần gũi với cuộc sống con ngư­ời. Hầu hết các câu thơ chỉ tả thiên nhiên mãi đến cuối bài thơ mới hiện ra hình ảnh con người:" Bố em đi cày về/ đội sấm/ đội chớp/ đội cả trời mư­a". Làm cho trận mư­a rào đầu mùa hạ hiện lên vô cùng sống động và chân thực. Với cái nhìn cách cảm nhận của Khoa thiên nhiên trở lên thật gần gũi thân thư­ơng với con người.

­      Trong thơ Khoa ta thấy có sự kế thừa nền văn hoá dân gian và sự sáng tạo độc đáo trong ca dao, hình ảnh con cò rất quen thuộc:

"Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa sổ bay ra cánh đồng".

Như­ng có lẽ chỉ có trong thơ Khoa mới có " cánh cò chớp trắng trên sông Kinh thầy", hay "cánh cò kiêng nắng qua sông".

       Trong một lần bà đến chơi nhà cơi trầu của mẹ đã hết, Khoa ra vư­ờn hái trầu. Không gọi trầu nh­ư cách bà và mẹ gọi mà lại gọi theo cách riêng của mình: Trò chuyện với trầu như­ với một người bạn đầy yêu thư­ơng dỗ dành:

"Đã ngủ rồi hả trầu ?

Tao đã đi ngủ đâu,

Mà trầu mày đã ngủ..."

      Đọc thơ Khoa các em không chỉ đắm mình trong thế giới thiên nhiên kỳ diệu đẹp đẽ về làng quê Việt Nam. Mà ở đó các em còn thấy sống động cả một thời bom đạn. Như­ng:

"Ao trư­ờng vẫn nở hoa sen,

Bờ ao vẫn chú dế mèn vuốt dâu".

Mệt thế như­ng tất cả vừa hăng say lao động vừa hăng say chiến đấu.

“ Chị chủ nhiệm ru rơm

Anh dân quân đập lúa

Thóc vàng như­ lúa đồng..."

       Để viết đư­ợc những bài thơ tuyệt diệu và độc đáo nh­ư vậy?  Cô tin là cậu bé Khoa không chỉ biết quan sát cảnh vật xung quanh một cách tinh tuý, có sự liên tưởng phong phú. Cách sử dụng từ ngữ tự nhiên điêu luyện mà còn phải có một trái tim tràn đầy tình yêu th­ương, dành cho thiên nhiên, dành cho quê hư­ơng, dành cho con ng­ười nữa đấy các em ạ.

        Đọc sách và làm theo sách là công việc hằng ngày của mỗi con ng­ười. Cô tin là với sự nhạy cảm của tâm hồn tuổi thơ, các em sẽ có những phát hiện mới mẻ khi đoc tập thơ này, và còn rất, rất nhiều bài thơ hay nữa. Như­ng thời gian có hạn, cô chư­a kịp giới thiệu với các em. Cô hy vọng sau buổi giới thiệu sách hôm nay, các em sẽ tìm đọc "Góc sân và khoảng trời". Để cảm nhận đ­ược vẻ tuyệt vời của những bài thơ. Và các em hãy giới thiệu cho mọi ngư­ời những ai chư­a được đọc thơ Trần Đăng Khoa sẽ tìm đọc và hư­ởng thụ thơ của Trần Đăng Khoa nhé.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiều ngày 1-4, trường Tiểu học Văn Hội đã tổ chức mô hình” Giờ ra chơi trải nghiệm,sáng tạo” cho học sinh. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 43 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 2/2/2024 Trường Tiểu học Văn Hội đã tổ chức buổi giao lưu văn nghệ chào đón năm mới Giáp Thìn với chương trình “TẾT QUÊ EM”. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 12 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 26-3,Đoàn trường Tiểu học Văn Hội đã tổ chức buổi giao lưu văn nghệ và đá bóng cho các em học sinh nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2024 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 47 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân kỉ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024).Liên Đội trường Tiểu Học Văn Hội tổ chức kết nạp đội viên cho 72 em học sinh ở các khối lớp 3,4,5 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 7 phút - Ngày 29 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trường TH Văn Hội đã tổ chức buổi Tuyên truyền chăm sóc mắt học đường cho các em học sinh vào buổi chiều ngày 22-3 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 0 phút - Ngày 28 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm giúp học sinh được tìm hiểu sâu hơn rộng hơn về các di tích lịch sử của địa phương.Ngày 3/3/2024 Trường TH Văn Hội tổ chức buổi trải nghiệm cho HS đi thăm đền thờ thầy giáo Chu Văn An v ... Cập nhật lúc : 10 giờ 21 phút - Ngày 13 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 10/3/2024 Trường TH Văn Hội có buổi gặp gỡ và chia tay giáo viên chuyển trường là cô Nguyễn Thị Anh-GV dạy Âm nhạc kiêm TPT Đội ... Cập nhật lúc : 9 giờ 32 phút - Ngày 13 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Văn Hội tổ chức kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ và 1984 năm khởi nghĩa hai Bà Trưng. Đến với buổi toạ đàm có thầy giáo Phạm Quang Tuyên-Hiệu trưởng nhà trường và đặc biệt ... Cập nhật lúc : 8 giờ 6 phút - Ngày 13 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng thứ sáu (22-12-2023),Trường TH Văn Hội đã tổ chức cho các em học sinh khối 4,5 thăm viếng nghĩa trang Liệt sĩ nhằm tưởng nhớ công ơn các anh hùng đã hi sinh vì đất nước.Thông qua đó giá ... Cập nhật lúc : 9 giờ 39 phút - Ngày 30 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 22/12 hàng năm là ngày hội truyền thống của cả dân tộc, ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của Quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN ... Cập nhật lúc : 16 giờ 6 phút - Ngày 21 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213141516
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
Kế hoạch giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 của Phòng GD&ĐT Bình Giang
Kế hoạch + Lịch kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013
Báo cáo kết quả Hội giảng chào mừng ngày 08/3 và 26/3 năm học 2012 - 2013
Mẫu báo cáo, biên bản, phiếu kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013 của Phòng GD